TRUNG TÂM BẢO HÀNH ĐIỆN TỬ ĐIỆN LẠNH ỦY QUYỀN TẠI TỈNH PHÚ THỌ - HOTLINE: 0210.3.850.877

Dienlanhphutho: Chúng tôi mang dịch vụ tốt nhất tới bạn!

Sơ lược về tủ lạnh

Chủ nhật - 07/05/2017 10:50
Tủ lạnh có nhiều loại dành cho nhiều mục đích khác nhau, mình trình bày 1 số tủ để các bạn có thể tham khảo và nhận biết rõ để mua theo nhu cầu của mình.
Sơ lược về tủ lạnh

Cấu tạo điểm chung của Compressor cho dòng tủ hoàn toàn là dạng Piston. Vì ưu điểm của Piston là cấp nhiệt rất nhanh, tránh được tình trạng không cấp đủ nhiệt khiến tủ không đạt được nhiệt độ âm. Nói chung là ở đâu cần nhiệt độ âm thì ở đó có Compressor dạng Piston.
1. Tủ lạnh loại đóng tuyết :
- Loại này là loại tủ phổ thông căn bản nhất. Bộ phận tủ rất đơn giản chỉ bao gồm "vỏ tủ, Compressor, bóng đèn sáng ngăn rau quả, bộ cảm ứng nhiệt lạnh ngắt Compressor tùy chỉnh" . Dòng tủ này hoàn toàn không có bộ điều khiển tự xã đá (tuyết) trên ngăn đá. Chính vì vậy khi xài tủ này bất lợi ở điểm là khoảng 2-3 tuần nên ngắt điện rồi đợi cho lớp tuyết dày trên ngăn đá rơi ra rồi xài tiếp (tuyệt đối ko được lấy vật nhọn cạy tuyết vì có thể vô tình chọc thủng lớp Coil giàn lạnh nằm bên dưới lớp nhựa trong ngăn đá - thủng là tỉ lệ vứt tủ >90% ).
- Tủ dòng này có ưu điểm là cực bền vì cấu tạo theo kiểu đơn giản phổ thông hoàn toàn ko có gì để hư hỏng lặt vặt cả (trừ khi bạn phá hoặc điện áp nhà đèn không ổn định)
- Do là loại tủ không đóng tuyết nên trong ngăn đá hoàn toàn không có cái quạt (FAN) nào hết. Nhìn chung là bên ngăn đá nhìn kín liền bưng chả có cái khe hay lỗ nào trong đó cả. Cho nên loại này thiết kế 2 giàn lạnh riêng biệt cho "Ngăn Đá và Ngăn rau quả". Chỉ cần 1 trong 2 giàn lạnh này bị vật nhọn chọc cho thủng hoặc bị xì thì các bạn tự hiểu nên mua tủ mới luôn là vừa (vì giàn lạnh bọc đằng sau lớp vỏ tủ, muốn tháo nó ra phải cạy luôn toàn bộ lớp nhựa trắng bọc xung quanh tủ, mà cạy ra rồi thì lắp vô lại sẽ ko khít và gây kém lạnh cũng như mất thẩm mỹ cực kì => nói chung là nhìn lại sẽ rất khủng khiếp khi bạn chấp nhận sửa T.T .
- Công suất làm lạnh tủ loại này thấp :
+ 1/12HP ~ 66W 
+ 1/10HP ~ 80W
+ 1/8HP ~ 100W
2. Tủ lạnh loại không đóng tuyết :
- Đây là dòng tủ được ưa chuộng rộng rãi trong mọi nhà. Như cái tên đã nói lên tất cả "không đóng tuyết" - tức là bên trong tủ có bộ phận tự động xã đá (tuyết) theo chu trình 6-8h/ xã 01 lần.
- Cấu tạo tủ loại này khá rườm rà nhưng chung quy vẫn chia ra làm 2 loại là "phần cơ làm lạnh và phần điện" riêng biệt. Phần cơ nghĩa là Compressor làm lạnh, phần điện nghĩa là toàn bộ các thiết bị cấu tạo nên bộ phận xã đá (tuyết) tự động cho tủ.
- Phần điện gồm các thiết bị bao gồm 4 bộ phận căn bản :(mình sẽ Update hình kèm theo sau)
+ Timer : Bộ hẹn giờ xã đá (tuyết), xoay theo chu trình 6-8h/ tự động chuyển sang chế độ xã.
+ Sensor lạnh : (thợ hay gọi là sò lạnh) , bản chất nó như 1 mặt vít tiếp điểm giúp nối tắt lại khi đủ nhiệt độ lạnh -4*C hoặc -7*C . Nghĩa là khi con này chưa tiếp xúc với nhiệt độ âm trong khoảng -4*C đến -7*C thì mặt vít không đóng. Theo nghĩa kĩ thuật hiểu rằng là dựa vào con này bạn sẽ nhận biết được tủ mình sẽ âm trung bình được bao nhiêu *C .
+ Cầu chì nhiệt - Fuse : có nhiệt độ gây đứt hoàn toàn khi cảm ứng được nhiệt quá 75*C . Vì trong lúc xã đá (tuyết) có thể gây nóng tủ (làm hư đồ ăn) hoặc bị lỗi kĩ thuật. Nếu không có cầu chì này cảm ứng để ngắt xã đá thì tủ sẽ có nguy cơ bị nhiệt nóng của cây xã đá (tuyết) đốt cháy nóng đến mức chảy vỏ tủ bên trong.
+ Cây xã đá - Resistance: là điện trở nhiệt đốt nóng có nhiệm vụ làm tan chảy lớp tuyết bám trên giàn lạnh bên trong tủ.
- Công suất làm lạnh tủ loại này (các giá trị dao động là do công suất của các hãng chế tạo Compressor không giống nhau, nôm na là hiệu suất khác nhau nếu so về cùng công suất)
+ 1/10HP ~ 80W . Thường ở các tủ có dung tích từ 120lit - 140lit
+ 1/8HP ~ 100W. Thường ở các tủ có dung tích từ 140lit - 160lit
+ 1/6HP ~ 115 - 125W. Thường ở các tủ có dung tích từ 180lit - 260lit
+ 1/4HP ~ 175 - 185W . Thường ở các tủ có dung tích từ 300lit - 450lit
+ 1/3HP ~ 235 - 260W. Thường ở các tủ Side By Side
3. Tủ đông :
- Loại tủ đông này lại là loại không có quạt hay bộ xã tuyết bên trong. Cấu tạo nó lại đơn giản như loại không đóng tuyết nhưng khác cái là được thiết kế với Compressor lớp hơn. Compressor nhỏ nhất cho loại này là 1/6HP và cao nhất có thể lên tới 1HP hoặc 2.0HP tùy theo kích cỡ tủ kèm theo.
- Nhiệt độ để trữ đồ bên trong tủ đạt trung bình từ 2 sao cho đến 3 sao theo tiêu chuẩn kĩ thuật lạnh . (để mình check lại các sao có giá trị lạnh bao nhiêu)
4. Tủ mát :
- Loại tủ để làm mát rau củ quả, nước ngọt bên trong. Cấu tạo của tủ này bao gồm "Compressor và Motor FAN thổi gió tuần hoàn bên trong". Thiết kế tủ này lại không có bộ phận xã tuyết cho nên vẫn phải xã tuyết bằng tay khi giàn lạnh bên trong có dấu hiệu lớp tuyết dày lên >1cm.
- Nhiệt độ trung bình trong tủ chỉ ở khoảng 20-16*C, dưới nữa thì do chỉnh nút xoay cái Thermostat ngắt Compressor thôi, mà lạnh nữa thì hỏng hết đồ bên trong ngay.

- Hiện nay chủ đạo tại VN có 2 thương hiệu phổ thông an toàn cho hiệu năng và độ bền mang lại, ví như câu Slogan dễ hiểu "Nhất Hitachi, nhì Toshiba" - Áp dụng cho loại tủ lạnh dân dụng "đóng tuyết và không đóng tuyết"
- Với loại tủ đông thương hiệu an toàn căn bản nhất là Alaska. Nếu sang hơn thì bạn có thể mua Panasonic hoặc Carrier (dành cho các tủ lớn ở nhà hàng 3-5 sao ). Do giá trị tiền khi so sánh giữa Alaska và thương hiệu lớn chuyên nghiệp thì nhìn chung là .... mắc gấp đôi nhưng khi so sánh bên trong thì chất lượng 2 bên hoàn toàn khác biệt. 
1. Hitachi :
- Thương hiệu chuyên hàng đầu về tủ lạnh gia dụng, hãng có Compressor riêng của mình, ko vay mượn của hãng nào cả. Hãng luôn thiết kế theo chuẩn "công suất đi đúng so với dung tích" hay nói nôm na ra là "không ăn bớt". Về kiểu dáng thì không được bắt mắt lắm nhưng ít ra cũng thuộc dạng Compressor hiệu Hitachi Made In Japan và lắp đặt ở Thailand. Những model phổ thông theo tầm giá tiền mình sẽ cập nhật sau :

2. Toshiba :
- Thương hiệu đứng thứ 2 ở Việt Nam theo danh sách "an toàn, giá tiền vừa túi tiền". Sử dụng Compressor hiệu Kulthor Made In Thailand, trước kia có xài Compressor hiệu Toshiba gốc luôn nhưng giờ ko hiểu sao gần như thay bằng Kulthor hết rồi.
3. Electrolux :
- Thương hiệu nổi tiếng đến từ Thụy Điển. Chất lượng thì tạm thời giờ rất khó đoán do có vẻ hãng này kết nối với China quá nhiều nên đâm ra giờ chỉ thấy có mảng điện lạnh là sử dụng tạm ổn, tuy nhiên Compressor sử dụng lại của ... Kulthor Made In Thailand hoặc đôi khi .... ko ghi Made In WHERE luôn => thế nó Made In ở đâu chắc tự hiểu luôn hen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây